0915533111
Số 9 Phố Thanh Liệt, Thanh Trì, TP.Hà Nội

2023-01-04

160 Lượt xem

Tìm hiểu về Bảo Hiểm tại Nhật Bản

Ngay cả người nước ngoài cũng có thể tham gia bảo hiểm sức khoẻ quốc dân nếu đủ điều kiện tại Nhật. Bài viết sẽ giới thiệu về các điều kiện tham gia bảo hiểm, mức phí, chế độ giảm phí cho du học sinh và sự khác nhau giữa bảo hiểm sức khoẻ quốc dân và bảo hiểm xã hội.

1. Tìm hiểu về chế độ bảo hiểm sức khoẻ tại Nhật!

Nếu bị tai nạn hay ốm đau khi ở nước ngoài thì làm thế nào?

Bảo hiểm y tế sẽ giải quyết những bất an đó giúp các bạn. Các bạn có biết rằng có những loại bảo hiểm có thể tham gia trước khi ra nước ngoài nhưng cũng có loại bảo hiểm mà người nước ngoài hiện đang sinh sống tại Nhật cũng có thể tham gia không?

Bài viết sẽ giới thiệu chi tiết về chế độ bảo hiểm y tế mà các bạn nên biết trước khi sinh sống tại Nhật!

Tuy nhiên vào năm 1958 chính phủ đã ban hành luật bảo hiểm sức khoẻ quốc dân. Hiện nay, nếu bạn có thẻ bảo hiểm thì có thể được khám chữa bệnh như nhau với mức phí như nhau với bất kỳ ai, bất kỳ thời điểm nào và bất kỳ đâu trên cả nước.Nhật có “chế độ bảo hiểm toàn dân”. Toàn dân đều có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm y tế công để bất kỳ ai cũng thấy an tâm và được khám chữa bệnh. Ngày xưa, khoảng 1/3 dân số không tham gia bảo hiểm và điều đó đã trở thành vấn đề xã hội.

Chế độ bảo hiểm của Nhật được đánh giá là chế độ bảo hiểm y tế đứng đầu trên thế giới của tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2000. Đây là chế độ hỗ trợ cho quốc gia có tuổi thọ thuộc bậc cao nhất trên thế giới.

Bảo hiểm sức khoẻ tại Nhật được chia thành 2 loại là “Bảo hiểm sức khoẻ quốc dân (National Health Insurance)” và “Bảo hiểm xã hội (Social Insurance)”. Nói một cách đơn giản thì bảo hiểm xã hội là bảo hiểm cho những người làm việc tại công ty, bảo hiểm sức khoẻ quốc dân là bảo hiểm cho những đối tượng còn lại. Đây không phải là bảo hiểm chỉ dành riêng cho người Nhật. Ngay cả người nước ngoài hiện đang sinh sống tại Nhật không phải với mục đích du lịch thì cũng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm.

Vậy những người nào có thể tham gia vào bảo hiểm nào vào thời gian nào? Bài viết sẽ giới thiệu chi tiết về các điều kiện tham gia bảo hiểm, ưu điểm và thủ tục tham gia bảo hiểm.

 

2. Bảo hiểm sức khoẻ quốc dân

Bảo hiểm sức khoẻ quốc dân được quản lý bởi chính quyền địa phương (các tỉnh thành và thành phố, quận huyện, thị trấn). Những người tham gia sẽ cùng chia sẻ chi phí khám chữa bệnh từ khoản phí bảo hiểm đóng hàng tháng và chỉ phải trả 1 phần chi phí.

Khi tham gia bảo hiểm, nếu phải đến bệnh viện, các bạn trình thẻ bảo hiểm thì chỉ phải thanh toán 30% chi phí y tế khi khám chữa bệnh, ngoài ra cũng chỉ phải trả 1 phần chi phí ăn uống trong thời gian nằm viện.

Ngoài ra, còn có các ưu điểm như:

  • Được hỗ trợ 420,000 Yên khi sinh đẻ (tiền trợ cấp trả 1 lần khi sinh đẻ)
  • Trong trường hợp khoản phí y tế phải thanh toán trong 1 tháng (khoản tiền thanh toán tại bệnh viện) vượt quá số tiền nhất định thì sẽ thanh toán khoản tiền vượt quá đó sau (chế độ thanh toán chi phí y tế cao)
  • Trong trường hợp khó chi trả ví dụ như khi nhập viện thời gian dài, các bạn có thể được ứng trước tạm thời (chế độ cho vay chi trả chi phí y tế cao)

Khoản tiền mà các bạn phải tự chi trả khác nhau tuỳ theo độ tuổi, thu nhập.

Nếu các bạn không tham gia bảo hiểm thì sẽ phải tự chi trả toàn bộ chi phí y tế. Toàn bộ chi phí khám chữa bệnh không phải là khoản được áp dụng bảo hiểm (tự chịu 30%) mà cũng có những phần không thuộc đối tượng như bảng trên. Các bạn nên xác nhận trước với cơ sở y tế khi khám chữa bệnh xem có được khám chữa bệnh áp dụng chế độ bảo hiểm không nhé.

2.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm quốc dân

Đối tượng tham gia bảo hiểm quốc dân là phần lớn người dân ngoại trừ những người đã tham gia bảo hiểm sức khoẻ ở công ty làm việc, hay những người được nhận hỗ trợ sinh hoạt.

Người nước ngoài lưu trú không phải mục đích du lịch nhưng nếu có đăng ký lưu trú tại địa phương và không tham gia bảo hiểm sức khoẻ ở công ty làm việc thì phải tham gia bảo hiểm quốc dân.

Ngay cả khi các bạn có thời hạn lưu trú ban đầu sau khi nhập cảnh Nhật Bản là 3 tháng trở xuống nhưng sau đó được phép lưu trú từ 3 tháng trở lên cũng có thể tham gia bảo hiểm quốc dân.Những người trên 75 tuổi không thuộc đối tượng gia nhập bảo hiểm quốc dân vì đã tham gia chế độ y tế dành cho người cao tuổi.

Ngoài ra, các loại visa có tư cách lưu trú như:

  • Giải trí (entertainer)
  • Thực tập kỹ năng (technical intern training)
  • Theo gia đình (dependent)
  • Hoạt động đặc định (designated activities)
  • Công vụ(official)

Ngay cả với những người có thời hạn lưu trú từ 3 tháng trở xuống nhưng sau đó nếu được phép lưu trú tại Nhật 3 tháng trở lên thì cũng có trường hợp vẫn được tham gia bảo hiểm quốc dân.

Với những người không thuộc đối tượng trên thì nên mua “bảo hiểm dành cho những người lưu trú ở nước ngoài” tại nước mình.

 

2.2 Thủ tục tham gia

Thủ tục tham gia có thể tiến hành trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Thời điểm tham gia bảo hiểm quốc dân tính từ khi đến Nhật.

Nếu thủ tục chậm, các bạn sẽ phải nộp phí bảo hiểm tính ngược lại thời điểm có bảo hiểm quốc dân (tháng đến Nhật). Thủ tục được tiến hành tại các cơ quan chính quyền địa phương nơi đăng ký lưu trú. Các bạn hãy mang theo các giấy tờ cần thiết dưới đây đến bộ phận phụ trách bảo hiểm sức khoẻ quốc dân.

 

2.3 Thủ tục huỷ (withdrawal)

Sau khi hoàn thành thủ tục, các bạn sẽ được cấp thẻ bảo hiểm (thẻ bảo hiểm sức khoẻ quốc dân: NHI Card). Các bạn có thể nhận tại bộ phận phụ trách của cơ quan chính quyền địa phương hoặc họ sẽ gửi qua bưu điện. Nếu các bạn thay đổi địa chỉ trong trường hợp chuyển nhà, các bạn cần phải làm thủ tục tại cơ quan chính quyền địa phương mới nơi chuyển đến trong vòng 14 ngày từ ngày thay đổi.

Khi các bạn về nước, chuyển đến nơi khác, hoặc tham gia bảo hiểm ở công ty nơi làm việc, các bạn cần làm thủ tục huỷ thẻ bảo hiểm quốc dân. Các bạn cần đến cơ quan địa phương nơi làm thủ tục tham gia bảo hiểm hoặc gửi trả lại thẻ bảo hiểm qua bưu điện.

Sau khi lưu trú trên 1 năm ở Nhật, nếu về nước, các bạn cần hoàn thành thủ tục chuyển ra nước ngoài tại cơ quan chính quyền địa phương. Trong thời gian xuất cảnh nếu các bạn vẫn đăng ký lưu trú thì vẫn phải chi trả thuế bảo hiểm sức khoẻ quốc dân. Các bạn hãy lưu ý nhé.

Khi tham gia bảo hiểm sức khoẻ ở công ty, các bạn hãy mang theo cả thẻ bảo hiểm sức khoẻ ở nơi làm việc đến cơ quan chính quyền địa phương. Thời hạn của thủ tục là trong vòng 14 ngày kể từ ngày xuất cảnh, ngày chuyển nhà hoặc ngày tham gia bảo hiểm sức khoẻ ở công ty,

2.4 Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm sẽ phát sinh từ tháng các bạn nhập cảnh. Số tiền sẽ được quyết định vào tháng sau của tháng hoàn thành thủ tục tham gia bảo hiểm.

Phí bảo hiểm và thời gian đóng bảo hiểm được viết trên giấy thông báo được gửi bằng đường bưu điện. Trong trường hợp các bạn không đóng phí bảo hiểm trước thời hạn thì sẽ bị tính tiền phạt. Vì vậy các bạn hãy lưu ý đóng trước kỳ hạn nhé.

Số tiền khác nhau tuỳ từng địa phương nơi lưu trú. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào thu nhập của năm trước đó, số người trong gia đình mà mức phí bảo hiểm cũng thay đổi hàng năm.

Năm thứ 1 kể từ khi nhập cảnh do các bạn chưa có thu nhập tại Nhật trong năm trước nên sẽ chi trả khoản phí cơ bản. Từ năm thứ 2, mức phí sẽ được quy định tuỳ theo thu nhập. Nếu số người phụ thuộc trong gia đình (số người tham gia bảo hiểm quốc dân) tăng lên ví dụ như sinh đẻ hoặc kết hôn thì phí bảo hiểm sẽ tăng lên tương ứng với số người.

 

2.5 Du học sinh được giảm phí

Có nhiều địa phương thực hiện giảm phí bảo hiểm cho người nước ngoài không có thu nhập tại Nhật vào năm trước ví dụ như đối tượng du học sinh. Mức giảm cũng khác nhau tuỳ từng nơi.

Cách đăng ký giảm phí bảo hiểm và giấy tờ cần thiết cũng khác nhau tuỳ từng địa phương. Trước tiên các bạn hãy thử liên hệ với chính quyền địa phương để hỏi xem có chế độ miễn hoặc giảm phí bảo hiểm này không nhé.

Các bạn sẽ tự trả phí bảo hiểm. Các bạn có thể mang “phiếu nộp” được gửi qua bưu điện đến các ngân hàng hoặc cơ quan phụ trách để thanh toán. Các bạn cũng có thể “thanh toán qua tài khoản” tại ngân hàng.

 

2.6 Chế độ bảo hiểm chăm sóc (cho đối tượng từ 40 ~ 64 tuổi)

Ngoài ra, Nhật Bản còn có chế độ bảo hiểm chăm sóc (Long-term care insurance system). Đây là loại bảo hiểm trợ cấp chi phí cho những người cần được chăm sóc.

Vì vậy, những người từ 40 ~ 64 tuổi sẽ phải chi trả phí bảo hiểm chăm sóc ngoài khoản phí bảo hiểm quốc dân. Những người từ 65 tuổi trở lên sẽ bị trừ thẳng từ khoản lương hưu (chi trả tự động), khoản phí bảo hiểm chăm sóc này cũng khác nhau tuỳ từng địa phương và mức thu nhập.

 

3. Bảo hiểm xã hội (Social Insurance)

Bảo hiểm xã hội được vận hành bởi các tổ chức như Hiệp hội bảo hiểm sức khoẻ toàn quốc (Kyokai Kenpo). Các công ty sẽ trực thuộc Hiệp hội. Người lao động sẽ chi trả phí bảo hiểm cho Hiệp hội thông qua công ty.

Người tham gia là các viên chức nhà nước, nhân viên công ty, người phụ thuộc, làm thêm, làm bán thời gian thoả mãn điều kiện nhất định.

Ưu điểm chính của việc tham gia bảo hiểm giống với bảo hiểm quốc dân. Nếu các bạn phải đến bệnh viện, các bạn trình thẻ bảo hiểm thì mức phí khám chữa bệnh mà các bạn phải trả thông thường là 30%. Khoản trợ cấp nhận 1 lần khi sinh đẻ (lump-sum allowance for childbirth) cũng giống với bảo hiểm quốc dân là 420,000 Yên.

Thủ tục tham gia và huỷ, phí bảo hiểm khác với bảo hiểm quốc dân.

 

3.1 Thủ tục tham gia và huỷ

Thủ tục tham gia sẽ được công ty thực hiện. Các bạn sẽ không phải tự đi đến cơ quan chính quyền địa phương để làm thủ tục như với bảo hiểm quốc dân. Công ty sẽ nhận thẻ bảo hiểm. Nếu các bạn nghỉ việc và không tham gia bảo hiểm nữa thì sẽ phải trả lại thẻ bảo hiểm cho công ty.

 

3.2 Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm thì nhà tuyển dụng (công ty) và người lao động mỗi bên chịu 50%. Số tiền sẽ được quyết định dựa vào thu nhập của tháng 4, 5, 6. Phương thức thanh toán được chi trả tự động từ lương vì vậy các bạn không cần phải tự chuyển khoản thanh toán.

Cũng giống với bảo hiểm quốc dân, những người từ 40 ~ 64 tuổi sẽ phải chi trả thêm khoản phí bảo hiểm chăm sóc từ lương. Công ty cũng chịu 50% phí bảo hiểm chăm sóc.

Ngoài ra, với bảo hiểm quốc dân, nếu số người tham gia tăng lên do sinh đẻ hay kết hôn thì phí bảo hiểm cũng tăng lên nhưng với bảo hiểm xã hội thì cho dù số người phụ thuộc (dependent) khi tham gia bảo hiểm có tăng lên thì phí bảo hiểm cũng không thay đổi. Vì vậy phí bảo hiểm hàng tháng sẽ có lợi hơn so với bảo hiểm quốc dân.

 

3.3 Bảo hiểm hưu trí

Bảo hiểm xã hội ngoài bảo hiểm sức khoẻ còn có bảo hiểm hưu trí. Hưu trí là chế độ bảo đảm cho cuộc sống khi về già, ốm đau hay tử vong. Toàn bộ người dân từ 20 ~ 59 tuổi đều phải tham gia bảo hiểm hưu trí quốc dân.

Bảo hiểm hưu trí sẽ được trợ cấp thêm cho khoản bảo hiểm hưu trí quốc dân này. Khi tham gia bảo hiểm xã hội, các bạn sẽ được hỗ trợ nhiều khi về già.

 

4. Tham gia bảo hiểm để cuộc sống được an tâm và đảm bảo!

Nếu bị ốm đau, hoặc phải đến bệnh viện thì sẽ làm thế nào? Nếu chi phí khám chữa bệnh nhiều hơn dự toán thì phải làm thế nào?

Chế độ bảo hiểm y tế của Nhật sẽ giúp các bạn giải quyết những bất an đó. Người Nhật có câu “nếu chuẩn bị trước thì không có gì phải lo lắng”. Các bạn hãy tham gia bảo hiểm đề phòng trường hợp bất khả kháng và an tâm trải nghiệm cuộc sống tại Nhật nhé!

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

Để lại thông tin để chúng tôi tư vấn cho bạn!